Phân tích cạnh tranh - phương pháp để tìm ra lợi thế cạnh tranh

Phân tích cạnh tranh là một yếu tố cực kỳ quan trọng để giúp bạn tìm ra lợi thế cạnh tranh của mình, rồi tập trung quảng bá lợi thế cạnh tranh đó và giúp bạn chiếm thị phần lớn trong thị trường. Đơn giản, bạn chỉ cần hiểu rằng là “Tại sao khách hàng họ mua sản phẩm của bạn mà lại không chọn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh???”

Vậy phân tích cạnh tranh thì cần phân tích những gì

  1. Đối thủ cạnh tranh

Ai là đối thủ cạnh tranh của bạn?

Bạn cần phải xác định được rõ chính xác các đối thủ cạnh tranh của bạn về giá thành, phân khúc thị trường, quy mô, chất lượng, sản phẩm, dịch vụ để biết được đối thủ của bạn họ đang làm cái gì?

ai là đối thủ cạnh tranh

Sau đó bạn cần phải nghiêm túc trả tự hỏi rằng: “Tại sao mọi người lại mua hàng từ đối thủ cạnh tranh của bạn?” Khách hàng họ thấy được lợi ích gì? lợi thế gì khi mua hàng từ đối thủ? Đối thù của bạn có những điểm mạnh nào? Và bạn có thể bù đắp được những điểm mạnh đó hay không?

  1. Tại sao khách hàng họ mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ của bạn mà không phải là đối thủ cạnh tranh?

Đây là câu hỏi bạn cần phải trả lời, bây giờ hãy lấy giấy bút ra và ghi ra  20 từ hoặc ít hơn câu trả lời cho câu hỏi đó.

Nếu bạn không trả lời được một cách nhanh chóng và thuyết phục thì đồng nghĩa với việc bạn không biết lợi thế cạnh tranh của công ty bạn là gì.

Ít nhất bạn phải nếu ra được 2 – 3 lý do tại sao khách hàng chuyển từ đối thủ cạnh tranh sang mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ của bạn. Và 3 lý do đó phải thực sự đủ thuyết phục để kích thích được hành động mua hàng của khách hàng

Một trong những cách phân tích hiểu quả nhất đó chính là hỏi những người không phải khách hàng của bạn về lý do khiến họ thích sản phẩm của đối thủ cạnh tranh hơn là của bạn. Câu trả lời của họ sẽ là bài học cực quý báu để bạn nâng tầm công ty của mình lên.

  1. Đối thủ cạnh tranh của bạn là gì??

Câu hỏi này khác với câu hỏi “Ai là đối thủ cạnh tranh của bạn” nhé!! Thông thường đối thủ cạnh tranh của bạn không phải là một công ty khác bán sản phẩm, dịch vụ tương tự như bạn, mà có thể là sự phớt lờ của thị trường.

Tức khách hàng họ không biết sản phẩm, dịch vụ bạn có lợi ích gì với họ hay không? Do bạn quảng cáo chưa hiểu quả, chưa làm thị trường nhận thức được về sản phẩm, dịch vụ của bạn.

  1. Thách thức các giả định của bạn

Có thể những giả định sai lầm của bạn sẽ khiến đối thủ dễ dàng vượt mặt và bạn thành kẻ thất bại.

Ví dụ: Khi chiếc Iphone đầu tiên ra đời và công bố vào năm 2006 và được trình làng vào năm 2017, cả nokia và BlackBerry đều mắc cùng một sai lầm chết người, đó là họ cho rằng “Iphone chỉ là thứ đồ chơi, không ai muốn có một chiếc thiết bị có thể giúp họ giao tiếp, kết nối với bạn bè, đồng thời tích hợp cả tính năng đọc thư, nhắn tin và các ứng dụng khác. Đó là đam mê nhất thời mà chúng tôi không cần để mắt”

Ngày nay, 2 công ty đó đang đứng ở ngưỡng suy tàn bởi họ đã đưa ra giả định sai lầm về Iphone.

Bạn giả định về đối thủ cạnh tranh như thế nào? Bao gồm họ đang làm và sẽ làm trong tương lai.

Sai lầm lớn nhất của chúng ta đó là khinh thường đối thủ của mình, đánh giá đối thủ quá thấp.

Cho nên bạn luôn phải nghĩ rằng, đối thủ cạnh tranh của bạn rất thông minh, giỏi giang, cận thận và bạn phải  luôn nghĩ cách để đề phòng đối thủ của mình, luôn cải thiện để không cho đối thủ bật ngã.

  1. Ai không phải đối thủ cạnh tranh của bạn?

Ai đang bán sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng của bạn nhưng không phải là đối thủ cạnh tranh?

Việc quan sát những ngươi không phải đối thủ của bạn sẽ giúp bạn khai sáng tư tưởng và nhìn ra cơ hội tiềm năng.

hợp tác

Khi bạn tìm ra những không phải đối thủ cạnh tranh nhưng chung tập khách hàng của bạn thì cố gắng tiếp cận họ và đưa ra đề nghị kết hợp cùng nhau phát triển. Hãy nói với họ rằng, họ giới thiệu khách hàng đến cho bạn và bạn sẽ giới thiệu khách hàng đến cho họ. Đây chính là tinh thần win – win trong kinh doanh. Cả 2 đều có lợi.

Khi bạn biết được điêm mạnh, điểm yếu của sản phẩm, dịch vụ của mình, đồng thời biết được điểm mạnh điểm yếu của đối thủ cạnh tranh thì bạn sẽ dễ dàng chiến thắng trong thương trường.

Chúc bạn thành công

Cao Huy Mạnh – internet marketer

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha