- Độ dài nhỏ hơn hoặc bằng 155 ký tự (<= 155 ký tự)
- Mổ tả tổng quan nhất về bài viết đó
- Phải chứa từ khóa cần seo ( nên chứa tầm 1 từ khóa là ổn )
- Mỗi thẻ phải là duy nhất cho mỗi trang web
- Tốt nhất cho từ khóa nằm ở đoạn đầu của thẻ mô tả.
Chú ý: Đây là một thẻ rất quan trọng để giúp trang web của bạn có thứ hạng tốt trên google, nên bạn cần phải chú ý để tối ưu nhất có thể.
IV. CÁC YẾU TỐ NHẤN MẠNH B, I, U
Việc sử dụng yếu tố nhấn mạnh B, I, U sẽ giúp spider dễ dàng nhận diện được từ khóa quan trọng ở trong trang web. Chính vì vậy, đây là yếu tố rất quan trọng để giúp trang web của bạn có thứ hạng tốt trên google. Vậy thì tối ưu như thế nào cho đúng?
Đơn giản thôi, với những từ khóa quan trọng (từ khóa cần seo) thì bạn nên làm nổi bật lên bằng cách in đậm, gạch chân, in nghiêng. Khi đó sẽ giúp con bọ của google dễ dàng nhận diện được.
Chú ý: Đừng quá lạm dụng yếu tố nhấn mạnh này, bởi có nhiều người quá lạm dụng, in đậm, in nghiêng rất nhiều trong 1 bài viết khiến người đọc cảm thấy rất khó chịu, đồng thời spider cũng không thích điều này. Chính vì vậy, việc nhấn mạnh bạn cần phải rải đều trên các bài viết. Thường thì mật độ từ 3 – 5% là ổn. Tức là bài viết có 500 ký tự thì từ khóa trong đó tầm 15 – 25 là được và phải phân bổ đều trong bài viết đó.
Hãy nhớ: Bài viết nhằm mục đích hướng tới người dùng là chính, chứ đừng hướng tới google
V. TỐI ƯU THẺ HEADING
- Trên website chia làm 6 đề mục tương ứng với 6 thẻ heading.
Heading 1 (H1): quan trọng nhất và là thẻ chứa tiêu đề của bài viết
Heading 2 (H2): Khá quan trọng, đứng sau H1
Heading 3 (H3): Khá quan trọng, đứng sau H1 và H2
Heading 4 (H4): Khá quan trọng, đứng sau H1, H2 và H3
Heading 5 (H5): Không quan trọng lắm
Heading 6 (H6): Không quan trọng lắm
- Thông thường, tôi chỉ sử dụng H1, H2 và H3, rất ít khi sử dụng những Heading còn lại
- Bất kỳ heading nào trên trang web bắt buộc phải chứa từ khóa hoặc từ khóa mở rộng.
- Mỗi trang web chỉ chứa duy nhất 1 H1, 2 hoặc nhiều H2, H3, còn H4, H5, H6 không có cũng không sao.
- Kinh nghiệm phân bổ thẻ heading hợp lý trong trang web (đây là kinh nghiệm cực quan trọng):
<H1> Tiêu đề bài viết, chứa từ khóa cần seo </H1>
<H2> Chứa từ khóa mở rộng và nằm ở phần đầu 1 đoạn hoặc nội dung của 1 đoạn </H2>
<H3> Chứa từ khóa mở rộng, khác với H1 và H2, nằm ở phần chú thích ảnh </H3>
- Để kiểm tra thẻ heading trong website chúng ta sẽ sử dụng một công cụ miễn phí đó là: web deverloper
Ví dụ:
Seo từ khóa: “Đầm dạ hội đẹp”
<H1> Bán đầm dạ hội đẹp </H1>
<H2> 5 cam kết khi mua đầm dạ hội đẹp tại shop BiAn </H2>
<H2> Tại sao nên mua đầm dạ hội tại BiAn </H2>
<H3> Đầm dạ hội đẹp cao cấp màu vàng có đính phale </H3>
6) TỐI ƯU ĐƯỜNG DẪN URL
- Có 2 loại đường dẫn.
+ URL động: Không tốt cho SEO vì nó chứa các kí tự đặc biệt (!, @, &,...) mà các công cụ tìm kiếm của Google không hiểu được từ khóa cần SEO.
+ URL tĩnh: Rất tốt cho SEO vì nó chứa từ khóa cần SEO mà Google hiểu được các từ khóa đó.
- Đường dẫn của website phải chứa từ khóa, đường dẫn trang web nào thì chứa từ khóa trang web đó.
8) TỐI ƯU VỀ HÌNH ẢNH
- Đặt tên ảnh bằng chữ không dấu (gạch ngang) – Đuôi .jpg
- Kích thước ảnh < 100Kb.
- Cần có Alt ảnh, Alt ảnh có thể viết cách, viết có dấu, chứa từ khóa cần SEO.
Chúc bạn thành công
-- Cao Huy Mạnh - marketer --
Gửi bình luận của bạn