Cấu trúc silo onpage - một cấu trúc chuẩn seo nhất thế giới

Cấu trúc silo là cấu trúc chuẩn seo nhất hiện nay. Tại sao lại vậy? cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Bạn đã bao giờ từng nghe đến cấu trúc silo chưa? Chắc hẳn sẽ có rất nhiều bạn biết (nếu bạn là một seoer) bởi đây là cấu trúc onpage tốt nhất thế giới trong tất cả các câu trúc khác.

Cấu trúc silo mạnh đến mức nào?

Sẽ có rất nhiều dẫn chứng để bạn thấy sức mạnh khủng khiếp của nó, nhưng đa số dẫn chứng đó chỉ chứng minh ở các website trên thế giới mà thôi, bởi ở Việt Nam việc seoer sử dụng đến câu trúc silo này đang còn rất ít.

Nếu bạn biết cách sử dụng cấu trúc silo chuẩn thì bạn chỉ cần một vài backlink thôi, những từ khóa cạnh tranh trong lĩnh vực của bạn hoàn toàn có thể lên top của google. Và đó là điều cơ bản để bạn thấy được sức mạnh của cấu trúc silo này.

Cấu trúc silo dựa trên nguyên lý gì?

Đó là nguyên lý của sự liên quan. Google nó rất thích đến sự liên quan không chỉ trong onpage và lẫn cả offpage cũng thế. Cụ thể sự liên quan này được tạo ra bởi các content ở trong một website cố dịnh. Và điều này sẽ giúp website của bạn có sự tin tưởng cao đối với google, tức nhiên khi đó website của bạn hoàn toàn có thể lên top của google.

Vậy xây dựng cấu trúc silo onpage như thế nào?

Silo là kỹ thuật giúp cho nhân rộng sự liên quan của các thị trường ngách tập trung trong những web lớn bằng cách tách biệt các nhóm thị trường và các bài viết tương ứng liên quan trong đó.

Chắc đọc khái niệm đó nhiều bạn không hiểu, nhưng đừng lo phần sau sẽ làm rõ cho bạn hiểu điều đó.

cấu trúc silo onpage cơ bản

Mỗi nhóm silo là hệ thống khép kín

Đầu tiên cần phải hiểu 2 thuật ngữ này trước đã:

  • Menu: Bạn biết menu không? Chắc sẽ nhiều bạn biết bởi đây là cái cơ bản. Menu bao gồm : menu cấp 1, menu cấp 2,…. ( thường đến menu cấp 2 mà thôi)
  • Post : là các bài viết đăng trên blog, website của bạn. Như bạn đọc bài viết này là được gọi là post đấy !

Lý thuyết về silo :

Trong silo thì có 2 thành phần chính :

  • Nhóm liên quan : là những bài viết nằm trong nhóm đó phải liên quan với nhau về chủ đề, từ khóa,…
  • Sự tách biệt : Là hệ thống tách biệt giữa các nhóm với nhau.

Chúng ta sẽ sang cụ thể về 2 thành phần đó nhé ! Nào tiếp thôi.

Nhóm liên quan :

Trong nhóm liên quan này, bạn sẽ phải có những bài viết (content) liên quan với nhau.

Ví dụ : Nhóm đó mang chủ đề : vest nam hàn quốc chẳng hạn, thì bài viết của bạn, những từ khóa chính để seo trong bài viết đó phải chứa từ khóa vest nam hàn quốc. Ví dụ như :

Vest nam hàn quốc giá rẻ tphcm, vest nam hàn quốc cao cấp, vest nam hàn quốc mới nhất 2016…

Nó kiểu như vậy.

Và lưu ý một điều rằng, các bài viết cùng một nhóm phải liên kết với nhau hay còn gọi là internal link, để tăng sức mạnh cho nhau.

Sự tách biệt : Đảm bảo chắc chắn rằng các content được đăng tải ở các nhóm khác nhau chỉ tương tác với những content trong nhóm đó.

Chú ý : các nhóm tách biệt không được liên kết với nhau, chỉ khi có sự liên quan thực sự và điều đó tốt cho người dùng thì bạn link chứ đừng liên kết với nhau. Bởi google nó không thích điều đó.

không được trỏ link từ nhóm này sang nhóm khác

Quy tắc xây dựng link nội bộ :

  1. Các slio  page nên liên kết xuống các bài post tương ứng của nó
  2. Các bài post trong cùng nhóm silo liên kết với nhau
  3. Những liên kết của banner, footer lên liên kết với những trang liên hệ, giới thiệu, …
  4. Các bài post có thể liên kết với bài post khác ở nhóm silo khác nhưng nên hạn chế, chỉ cần thiết lắm mới dùng

Cấu trúc silo onpage cơ bản

Bạn có thể nhìn vào hình bên dưới : Trang chủ >>silo page >> post

cấu trúc silo cơ bản

Bạn nên áp dụng mô hình silo onpage đơn giản này để đỡ bị rối trong quá trình xây dựng, không cần phải phức tạo hóa lên.

Tổng kết : Cấu trúc silo thực sự là một cấu trúc onpage rất tốt cho seo, bạn nên triển khai cấu trúc này trong dự án seo của bạn.

Chúc bạn thành công.

-- Cao Huy Mạnh – marketer --

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha