37 Thuật ngữ quan trọng trong seo

Tổng hợp tất cả 37 thuật ngữ trong seo giúp các bạn hiểu được khái niệm cơ bản cũng như nắm rõ một số kiến thức cơ bản về seo

Website: là tập hợp các trang web bao gồm văn bản, hình ảnh, video, ….

Trang web: là những trang nằm ở trong website

Thuật toán: Là chương trình của bộ máy tìm kiếm như google, bing,…  đưa ra nhằm giải đáp những câu hỏi mà bạn đặt ra cho nó.

Seo onpage: Là cách seo hướng đến nội dung của website bằng cách cải thiện lại code cũng như nội dung của trang web để các seach engine tìm kiếm website của bạn dễ dàng hơn

Seo offpage: Chủ yếu là xây dựng các liên kết trỏ về website,  càng có nhiều liên kết trỏ về website thì website đó càng mạnh. Công việc seo onpage nó khá rộng, nhưng chủ yếu là đi link.

Google analytics: Đây là 1 phần mềm giúp bạn có thể phân tích trang web, nó sẽ thu thập những lưu lượng truy cập đến đến trang web của bạn, tỷ lệ thoát trang, từ khóa và tất cả những thông tin liên quan đến website. Đây là 1 phần mềm miễn phí của google với chức năng vô cùng tuyệt vời giúp các seoer có thể điều hướng và đưa ra những giải pháp khắc phục để đưa website lên top google

Webmaster tool: Đây cũng là 1 phần mềm miễn phí từ google, phần mềm được xem như là 1 bác sĩ chuẩn đoán bệnh cũng như chữa bệnh cho website một cách tốt nhất và hiệu quả nhất. Đây là phần mềm cực kỳ tuyệt vời, nó còn hay hơn rất nhiều so với phần mềm analytics.

Sitemap: hay còn gọi là sơ đồ của một website, là danh mục liệt kê tất cả các mục thông tin trên trang web của bạn cùng sự mô tả ngắn gọn cho các mục thông tin đó. Sitemap có vai trò rất quan trọng trong việc điều hướng con bọ spide đi thu thập những dữ liệu một cách dễ dàng ở trong website.

Blog: Là một phần trang web của bạn, trên blog đó có thể viết những bài viết review sản phẩm, dịch vụ của các bạn, hay cũng có thể là những bài viết chia sẻ kiến thức và kiến thức đó không nhất thiết phải liên quan đến sản phẩm, dịch vụ của các bạn đang bán.

Anchor text: Khi bạn đọc 1 bài viết nào đó trên trang web, thì bạn có thể thấy có những chữ rất nổi bật ( khác màu, chữ nghiêng,.. ), khi click vào chữ đó thì ngay lập tức bạn sẽ được chuyển sang 1 trang web khác cũng nằm trong website đó. Thì đó được gọi là anchor text. Anchor text đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều hướng người dùng cũng như spide thu thập dữ liệu một cách dễ dàng

Domain: hay còn gọi là tên miền, là tên duy nhất của website của bạn. Nó được mua ở những nhà cung cấp và bạn sẽ phải trả chi phí hàng năm để duy trì tên miền đó hoạt động. Chi phí đó có thể dao động từ 100.000 – 400.000 tùy vào đuôi. Những đuôi tên miền thông dụng: .com, .net, .org,…

Backlink: được hiểu đơn giản là liên kết từ trang web khác ( có domain khác ) trỏ về website của bạn. Có càng nhiều backlink trỏ, website của bạn sẽ càng manh. Nhưng chú ý đó phải là những backlink chất lượng, ví dụ như từ các blog, website khác,…

Tỷ lệ thoát: Đây là tỷ lệ % khách hàng của bạn truy cập vào trang web và sau đó là bỏ đi nhanh chóng sau khi chỉ đọc duy nhất 1 trang. Nếu tỷ lệ thoát càng cao thì đồng nghĩa với việc có rất nhiều người dùng truy cập vào trang web chỉ với 1 trang và thời gian ở lại trang web đó rất ngắn. Chú ý, tỷ lệ thoát nó có ảnh hưởng đến seo

Content: hay còn gọi là nội dung, là mẫu thông điệp được xuất bản ra nhằm giáo dục khách hàng, chia sẻ những tính năng, lợi ích sản phẩm,… cho khách hàng. Content có thể xây dựng ở dạng text, hình ảnh, video,…

Copywriting: là một bài viết bán hàng bằng chữ, đây là một trong những thế mạnh của website, và một yếu tố rất quan trọng trong việc quyết định tỷ lệ chuyển đổi mua hàng của khách hàng.

Disavow backlink: Disavow có nghĩa là từ chối, backlink có nghĩa là link từ website khác trỏ về website của bạn. Vậy thì Disavow backlink là từ chối một link nào đó từ website khác trỏ đến website mình, link từ chối này có thể là link bẩn từ đối thủ cạnh tranh bơm vào,… Để khắc phục tình trạng này bạn sẽ phải báo cho google để hủy những link đó đến website của bạn.

DA: được viết tắt của từ domain authority là một trong những thang điểm giúp đánh giá sự tin tưởng, sức mạnh của website đối với google.

External link ( link ngoài ): Bạn có thể hiểu đơn giản rằng, khi bạn bấm vào một đường link bất kỳ trên trang web và được chuyển đến một website khác, có domain khác thì đó được gọi là External link.

HTML: Là ngôn ngữ lập trình web cơ bản, thường thì seoer không cần hiểu sâu về ngôn ngữ này, những cần phải nắm một số kiến thức cơ bản để hiểu được bản chất.

Heading: Là tiêu đề của bài viết được trình bày dưới dạng thẻ  từ H1 -> H6 với phông chữ từ lớn đến nhỏ và độ quan trọng của các thẻ giảm dần.

Hosting: Là nơi lưu trữ website của bạn. Nó giống như là một vùng đất và website của bạn là một cái nhà được dựng ở vùng đất đó ( bạn có thể tưởng tượng và hiểu một cách như vậy )

Index: Có nghĩa là 1 trang web của bạn được công cụ tìm kiếm cho phép trang web đó hiện thị trên kết quả tìm kiếm trên công cụ.

Internal link hay còn gọi là liên kết nội bộ là liên kết của những trang web trong cùng một website với nhau. Tức là khi bạn nhấn vào đường link nào đó trên trang web thì ngay lập tức bạn sẽ được chuyển đến 1 trang web khác nằm trong cùng 1 website cùng domain ( tên miền ).

Keyword ( từ khóa ): Là những từ khóa được người dùng gõ trên công cụ tìm kiếm để tìm hiểu một chủ đề nào đó . ví dụ: người dùng đang muốn tìm kiếm sản phẩm về “đầm dạ hội” thì họ có thể lên google và gõ từ khóa “ đầm dạ hội đẹp tại tphcm”.

Landing page ( trang đích đến ): Khi bạn click vào đường link bất kỳ và đến một trang đích nào đó thì trang đó được gọi là landing page

Link: là đường dẫn từ trang web này đến trang web khác

Link building ( xây dựng liên kết ): Là một quy trình giúp cho một trang web có thể được nhiều link tốt và chất lượng.

Meta description ( mô tả ): là một đoạn mô tả ngắn của văn bản ( giới hạn là 160 chữ cái ), nó được xuất hiện ở phần dưới title của trang web và url của kết quả tìm kiếm

Meta Keyword: là từ khóa của trang web, hiện nay thì phần meta keyword google đánh giá không cao so với trước kia, nên bạn có thể bỏ qua phần này cũng được.

Meta tags: là một phần của HTML tags, nơi mà google dùng nó để có thể hiểu hơn về nội dung website đề cập.

No follow: Là một đoạn mã code nhỏ dùng để bỏ vào một link, nó có nhiệm vụ như là một tin báo hiệu với google rằng link này được liên kết tới trang khác nhưng mà google đừng đi theo link đó tới trang ấy.

No index: là một bản thể của HTML và nó có ý nghĩa là không cho những con bọ spide đến thu thập và index những trang web đó.

Outbound link ( liên kết ngoài ): là những link ở trang web khi người dùng click vào sẽ được chuyển hướng tới một domain ( tên miền ) khác.

PA ( page authprity ): Là một thang điểm của moz, giúp seoer có thể đo lường chính xác sức mạnh cũng như độ uy tín của một website

Page rank: Là một chỉ số của google để đo lường sức mạnh và độ uy tín của trang ấy trong mắt google

Traffic: là lưu lượng truy cập của người dùng tới trang web của bạn.

Spider: Là một phần mềm đặc biệt thu thập dữ liệu trên một trang web, phân tích nó và gửi lại cho google giúp google lập chỉ mục trang và sắp xếp chúng cho phù hợp.

 

Cao Huy Mạnh - marketer

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha