Ta thường thấy có rất nhiều quảng cáo mô tả hình thức sản xuất ra sản phẩm cực kỳ chi tiết và phức tạp. Kỳ lạ thay, sau khi biết được rằng sản phẩm được sản xuất khó khăn vậy, kỳ công vậy, ta lại tự “nâng tầm” sản phẩm và nhín nó với một con mắt khác. Vì sao lại như vậy?
Tất cả là vì bạn, tôi, cũng như những con người khác đều bị ảnh hưởng bởi suy nghiệm đánh giá nỗ lực, một hiện tượng vô cùng phồ biến trong thế giới loài người.
Suy nghiệm đánh giá nỗ lực
Tho suy nghiệm đánh giá nỗ lực thì con người thường định giá mọi thứ dựa vào thời gian đã bỏ ra để được có thứ ấy. Ví dụ, ai cũng nghĩ rằng một chiếc ví da khâu tay sẽ có giá trị hơn một chiếc ví da khâu công nghiệp, dù rằng chất liệu cũng như độ bền và giá trị sử dụng của hai chiếc ví này không chênh nhau mấy.
Nghệ thuật vô giá
Năm 2004, bốn nhà khoa học Kruger, Wirtz, Van Boven và Altermatt đã tiến hành một thí nghiệm rất thú vị. Họ cho người tham gia thí nghiệm lần lượt đánh giá chất lượng cũng như định giá các cặp tác phẩm nghệ thuật có chất lượng xấp xỉ như nhau, gồm:
- Cùng một bài thơ, nhưng một nhóm thì được bảo tác giả mất 4 giờ để viết, nhóm còn lại bảo là tác giả mất đến 18 giờ ròng rã để viết.
- Hai bức tranh của cùng một họa sĩ, nhưng bức thì được bảo là mất 4 giờ để vẽ, bức còn lại mất 26 giờ
Kết quả đáng kinh ngạc: dù người tham gia thí nghiệm có là người thường hay chuyên gia trong ngành, thì họ đều đánh gia cao các tác phẩm tiêu tốn nhiều thời gian hoàn thành hơn.
Ứng dụng trong kinh doanh
1. Mô tả chi tiết quá trình hoàn thành sản phẩm
Do khách hàng sẽ đánh giá cao sản phẩm phải mất nhiều thời gian và công sức để hoàn thành hơn, nên nếu mô tả chi tiết quá trình sản xuất, ta có thể tạo cảm giác rằng để có sản phẩm rất mất công.
Tuyệt chiêu này có thể ứng dụng ở hầu hết mọi ngành nghề, mọi loại sản phẩm, từ bánh, đồ thủ công mỹ nghệ, cho đến các dịch vụ như dạy học hay về sinh tòa nhà…
2. Mời khách tự sản xuất sản phẩm
Một số nhà sản xuất đồ thủ công thường cho khách hàng tự làm một sản phẩm cho riêng mình để thấy được độ phức tạp của quá trình sản xuất
3. Yêu cầu khách hàng nỗ lực để có sản phẩm
Có đôi khi chúng ta phảo phát mẫu dùng thử cho khách hàng để giới thiệu sản phẩm. Nếu phát miễn phí không yêu cầu điều kiện gì, thì theo như suy nghiệm đánh giá nỗ lực, khách hàng sẽ không đánh giá cao sản phẩm.
Thay vì vậy, khi phát sản phẩm cho họ, hãy yêu cầu họ một số hành động không quá phức tạp
Ví dụ: Nếu muốn nhận được cuốn ebook này, bạn hã làm theo các bước sau:
Bước 1: Like, share bài viết này ở dạng công khai
Bước 2: Comment “tôi muốn” + Tag 3 người bạn
Bước 3: Đăng ký vào form:….
-- Cao Huy Mạnh - marketer --
Gửi bình luận của bạn