Tư duy triệu phú 1: Người giàu tin: “Tôi tạo ra cuộc đời tôi"

Nếu bạn muốn tạo ra thịnh vượng, bạn phải là người cầm lái cuộc đời mình, đặc biệt là đời sống tài chính của bạn. Nếu bạn không tin điều đó nghĩa rằng bạn không thể kiểm soát hoặc kiểm soát rất ít cuộc sống của mình.

Bạn có chơi xổ số không? Bạn có tin và ước rằng sổ xố sẽ mang lại sự giàu có cho bạn?
Nếu “có” thì quả thực bạn có tư duy của một người nghèo. Những người nghèo họ luôn nghĩ việc giàu có là đến từ sự may mắn, nên họ luôn đầu tư vào những cái mà có thể đưa họ giàu lên một cách cực nhanh chóng, lúc nào họ cũng ước, dán mắt vào tivi để xem kết quả xổ số,.. xem vận may có đến với mình hay không.
Nếu bạn là kiểu người như vậy, thì bạn ngay lập tức thay đổi suy nghĩ đó đi, chính bạn mới là người mang lại thành công cho mình và cũng chính bạn tạo ra sự khốn khổ, túng quẫn cho bạn chứ không phải số phận hay bất cứ thứ gì khác.
Người nghèo, thay vì chịu trách nhiệm trước cuộc sống khốn khổ của mình họ luôn than thở với cuộc sống hiện tại rằng “Số tôi lại khổ thế này chứ”… Và theo quy luật sức mạnh của Ý định, những người đó sẽ nhận lại “sự khốn khổ”.  Hãy để ý rằng họ nguyện đóng vai nạn nhân chứ không phải là nạn nhân.
Vậy làm sao để có thể biết khi nào thì người ta đóng vai nạn nhân? Thường thì có 3 dấu hiệu:

Dấu hiệu 1: Đổ lỗi

 

đổ lỗi

 

Hầu hết những người không thành công họ đều đổ lỗi, họ đổ lỗi cho nền kinh tế, đổ lỗi cho thị trường chứng khoán, đổ lỗi cho người môi giới, đổ lỗi cho chủ, cho người làm thuê của họ, cho quản lý, cho trưởng phòng, cho người đứng trên hay dưới mạng lưới của họ, đổ lỗi cho số phận,…

Dấu hiệu 2: Bao biện

Dấu hiệu thứ 2 để nhận biết đó chính là “Bao biện”
“Với tôi, tiền không phải là thực sự quan trọng” đó là cách mà những người nghèo và trung lưu họ thường bao biện rất nhiều.
Chính sự bao biện đó, tiền sẽ không còn ở lại lâu với bạn nữa và bạn sẽ ngày càng tũng quẫn, giống như bạn nói rằng “Vợ tôi, cô ấy thực sự không quan trọng với tôi” bạn nghĩ thử xem, cô ấy có thể sống với bạn lâu được nữa không. Chắc chắn là không rồi đúng chứ!
 
bao biện 
 
Người giàu luôn hiểu được tầm quan trọng của tiền bạc và vị trí của nó trong xã hội. Mặt khác người nghèo lý giải cho sự bất lực trong tài chính của mình bằng những phép so sánh khập khiễng. Ví dụ như: “Tiền bạc không quan trọng bằng tình yêu “…
Vì thế, tôi muốn nhấn mạnh với bạn một lần nữa rằng tiền bạc là thứ cực kỳ quan trọng trong những lĩnh vực mà nó phát huy tác dụng, và ngược lại, nó sẽ chẳng đóng vai trò gì trong những lính vực nó không có tác dụng.
Nếu đến giờ bạn vẫn nói rằng “tiền không là gì cả” thì  bạn thực sự phá sản rồi đấy, chắc chắn bạn sẽ túng quẫn cho đến khi bạn thay đổi được tư duy của mình.

Dấu hiệu 3: Oán trách

Oán trách là điều hết sức tồi tệ đối với sức khỏe hay sự sung túc của bạn, thậm chí là điều tồi tệ nhất! Tại sao vậy?
Theo quy luật vũ trụ “Bạn tập trung vào điều gì, điều đó sẽ phát triển” cũng như vậy, khi bạn oán trách mọt điều gì đó có nghĩa rằng bạn đang chú tâm vào cái oán trách đó và bạn sẽ gặp những rắc rối trong cuộc sống. Bạn tập trung vào các phiền toái trong cuộc sống, bạn s ẽ nhận được ngày càng nhiều phiền toái.
oán trách
Theo luật hấp dẫn: “Những thứ  giống nhau thì hấp dẫn nhau”. Khi bạn than thở, oán trách thì bạn đang trở thành một thỏi nam châm sống hút về mình những rắc rối và phiền toái.
Chính vì vậy:
- Đừng bao giờ oán trách bất cứ điều gì, những gì xảy ra với bạn đều do bạn tạo ra mà thôi
- Tránh xa với những người hay oán trách, than vãn bởi những người đó sẽ truyền năng lượng tiêu cực sang cho bạn đấy!
Hãy ý thức rõ rằng bạn tạo ra sự thịnh vượng hay sự túng quẫn của bạn, và cả mọi mức độ ở giữa hai thái cực trên.
TUYÊN BỐ: Bạn hãy đặt tay lên ngực và nói…
 
“Tối tạo ra mức độ thành công tài chính của mình”
 
Rồi đặt tay lên trán và nói…
 
“Tôi có Tư Duy Triệu Phú”
 
NHỮNG HÀNH ĐỘNG CẦN LÀM NGAY:
- Mỗi lần bắt gặp mình đang đổ lỗi, biện minh hay ca thán, hãy chĩa ngón tay trỏ lên cổ như một động tác nhắc nhở bản thân rằng bạn đang cắt cổ họng tài chính của mình.
- Hãy tự “chất vấn mình”, cuối mối ngày hãy ghi ra những điều bạn làm tốt và chưa tốt. Rồi viết câu trả lời “tôi đã tạo ra tình huống đó như thế nào?”. Bài tập này giúp đo lường được cuộng sống của bạn và giúp nhận ra được những chiến lược có hiểu quả hay không có hiểu quả.
 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha